Hướng dẫn các bước thi công phòng karaoke gia đình

Phòng karaoke gia đình đẹp thường là kết hợp hoàn hảo giữa ánh sáng hiện đại sống động với giai điệu âm nhạc ấn tượng, với nội thất sang trọng và hài hòa trong việc bố trí các vật dụng. Bên cạnh yếu tố thiết kế phù hợp, sang trọng thì việc thi công tỉ mỉ, cầu kỳ và luôn đặt cái tâm của nghề lên hàng đầu sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho phòng karaoke gia đình mà bạn đang muốn có được. Vậy cách thi công phòng karaoke gia đình như thế nào? Sau đây AZKTV KARAOKE sẽ hướng dẫn bạn các bước thi công phòng karaoke gia đình hợp lý nhất.

1. Tiêu chí đánh giá phòng karaoke gia đình ấn tượng, thi công tốt

- Trang trí hài hòa với bố cục hợp lý; các chi tiết trong phòng luôn đảm bảo tính thẩm mỹ và tận dụng hết công năng sử dụng

- Phần cách âm, tiêu âm được xử lý tốt; bên ngoài không bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn không mong muốn; âm thanh trong phòng không bị vỡ tiếng, không rõ tiếng, nhiều tiếng vọng

- Ánh sáng hài hòa, phù hợp cho không gian phòng hát; không quá nhiều thiết bị chiếu sáng gây nhiễu loạn và khó chịu cho không gian và người hát.

- Nội thất phòng hát được đảm bảo về công năng sử dụng, tính bền bỉ theo thời gian; phù hợp với không gian và diện tích của phòng

- Các họa tiết, trang trí liền mạch, thống nhất; không gây rối mắt được thiết kế với những chủ đề nhất định. Sử dụng những mẫu phòng hát karaoke mới nhất.

2. Các bước thi công phòng karaoke gia đình

2.1. Thi công phần thô

Đây là công đoạn đầu tiên trong việc thi công phòng karaoke gia đình, làm tốt bước này sẽ là tiền đề quan trọng cho các phần việc tiếp theo. Thông thường phần thô sẽ gồm: phần cách âm, tạo cốt trần và vách tường. Vật liệu chủ yếu là cao su lưu hóa, túi khí, bông thuỷ tính, cao su non… tùy thuộc vào thiết kế và mặt bằng thi công, người thợ sẽ đưa ra phương án tối ưu và khoa học nhất. Về cốt nền thường được sử dụng chất liệu khung thép hộp mạ kẽm, để tăng tính chịu lực và độ bền cho công trình.

2.2. Thi công phần trang trí và tiêu âm

Sau khi thi công phần thô phòng karaoke gia đình, thường bước tiếp theo là phần trang trí và tiêu âm. Đối với phòng hát gia đình vật liệu thi công thường là giấy dán tường, sơn màu, sơn sần, thạch cao,… với vật liệu này, chi phí đầu tư thường là thấp chất lượng cách âm ở mức trung bình. Ngoài ra, các vật liệu tiêu âm cao cấp hơn có thể sử dụng vào việc tiêu âm như: mica, kính sơn, gương, gỗ MDF, giả da, nỉ AK, tấm alu… Với vật liệu này chi phí đầu tư thường cao và đi kèm với nó là chất lượng cách âm và tính thẩm mỹ cao.

Để không gian phòng hát sống động thì hạng mục trang trí không thể thiếu là dán tường, cửa và tranh, ảnh trang trí. Tùy vào nhu cầu và kinh phí đầu tư của mỗi gia đình mà người thợ sẽ thực hiện đảm bảo theo thiết kế và báo giá chi phí làm phòng karaoke gia đình cụ thể.

2.3. Thi công điện, ánh sáng

Phòng karaoke gia đình thường sử dụng các thiết bị điện cơ bản như: công tắc, ổ cắm, gen điện, ổ cắm, aptomat, dây điện… tuy nhiên, một lưu ý khi thi công hệ thống điện đó là phải tính toán phụ tải hợp lý cho dây điện và các thiết bị đi kèm, tránh trình trạng mất an toàn, gây chập, cháy nổ trong quá trình sử dụng. Hệ thống ánh sáng phòng karaoke gia đình thường được sử dụng là: bộ cảm biến sáng, đèn hộp, đèn downlight, đèn mica led…đây là những trang bị phù hợp với phòng karaoke gia đình, tuy nhiên bạn không nên sử dụng ánh sáng quá chói sáng, quá nhiều hiệu ứng sẽ gây khó chịu trong quá trình sử dụng.

2.4. Thi công hệ thống cấp hút khí

Đa phần phòng karaoke gia đình thường thường nhỏ, không gian hẹp. Do vậy, việc lắp đặt hệ thống cấp khí, hút khí là điều tối quan trọng, tránh được ẩm mốc, mùi khó chịu và bí bách trong quá trình ca hát. Hệ thống hút khí, gồm: cút nối, quạt hút ly tâm, hệ thống ống hút,... Hệ thống cấp khí tươi gồm: quạt đẩy, cút nối, hệ thống ống cấp, quạt đẩy cấp khí. Nếu bạn tự làm phòng karaoke gia đình thì có thể bỏ qua công đoạn này.

2.5. Thi công bàn ghế, nội thất, bục sân khấu

Đối với phòng karaoke gia đình, người ta thường trang bị bàn ghế đơn giản với số lượng nhỏ, chủ yếu sẽ kê 02 bộ bàn ghế. Trong đó, bàn thường làm từ gỗ công nghiệp có mặt đã hoặc mặt kính, ghế thường là ghế giả da. Có thể thiết kế bục sân khấu trong phòng làm bằng gạch hay đổ bê tông nguyên khối để tạo được độ chắc chắn cho bục sân khấu trong quá trình sử dụng.

2.6. Thi công hệ thống âm thanh

Hệ thống âm thanh trang bị trong phòng karaoke gia đình đơn giản thường gồm: loa, amply, dây âm thanh và giá đỡ loa, đầu chọn bài KTV, micro, sub bass, hệ thống cục đẩy, cục trầm… Đây là những thiết bị cơ bản để hoàn thiện không gian giải trí của bạn.

2.7. Thiết bị điện tử phòng karaoke gia đình

Một trong những thiết bị tất yếu, không thể thiếu trong thi công phòng karaoke gia đình đó là điều hòa (máy lạnh) và tivi. Thông thường với phòng hát karaoke gia đình thường được lắp đặt 01 điều hòa 18000 btu và 02 chiếc tivi trang trí đối xứng để tăng khả năng quan sát và tính tiện dụng trong quá trình trải nghiệm giải trí ca hát.

Như vậy, AZKTV KARAOKE vừa giới thiệu tới các bạn các bước thi công phòng karaoke gia đình hợp lý. Nếu bạn còn băn khoăn, thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ và báo giá chi tiết tất cả các hạng mục thi công./.