Pu Foam cách âm cách nhiệt karaoke đặc tính và cấu tạo

PU Foam được viết tắt bởi :Foam Polyurethane (PU) là hợp chất cao phân tử được hình thành từ nhiều thành phần khác nhau như polyol, isocyanate, chất tạo bọt, chất xúc tác… được phối trộn bằng máy phun áp cao chuyên dụng tạo ra bọt xốp siêu nhẹ, không mùi với màu sắc trắng ngà, đỏ, xanh theo biến tính của từng loại sản phẩm.

Pu foam Là loại vật liệu siêu bền và đặc biệt là lớp phủ Polyurethane có khả năng bảo phủ và chịu được các tác động đến từ môi trường tự nhiên. Đặc biệt foam được sử dụng rộng với các công trình đường ống dẫn khí hay các công trình trên biển hoặc vên biển, những nơi đặc biệt hay tiếp xúc trực tiếp với môi trường Axit - Bazo

thi-cong-phun-foam-cach-am-karaoke-0973682662

CẤU TẠO CỦA PU FOAM VÀ ĐẶC TÍNH CÔNG DỤNG BỌT FOAM

1. Cấu tạo của PU foam:

Foam Polyurethane (PU) là hợp chất cao phân tử được hình thành từ nhiều thành phần khác nhau như polyol, isocyanate, chất tạo bọt, chất xúc tác… được phối trộn bằng máy phun áp cao chuyên dụng tạo ra bọt xốp siêu nhẹ, không mùi với màu sắc trắng ngà, đỏ, xanh theo biến tính của từng loại sản phẩm.

Polyurethane cách nhiệt được sử dụng và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhờ có các tính chất vật lý, cơ học tối ưu. Phổ biến sử dụng trong sản xuất panel (dùng trong kho lạnh), sản xuất mút cách nhiệt tử lạnh, bình nóng lạnh chạy điện, dùng để phủ hầm tàu đánh cá, cách nhiệt đường ống hay các thiết bị trữ lạnh khác nói chung.

PU Foam cách âm cách nhiệt hay còn gọi là Mút xốp được gọi là một loại nhựa dạng bọt. Được cấu tạo hình thành từ hai loại chất lỏng được hào trộn với nhau theo tỷ lệ nhất định. Thành phần chính là Polyol và Polymethylene, Polyphynyl, isocyanate.

Foam cách âm, cách nhiệt được áp dụng thi công trong thi công quán hát karaoke, phòng karaoke là một vật liệu cách âm rất quan trong đó chính là đảm bảo khả năng ngăn âm thanh không để âm thanh thoát ra bên ngoài gây ảnh hưởng tới không gian sống xung quanh.

thi-cong-phun-bot-foam-pu

2. Tính chất cách nhiệt của PU Foam:

PU foam cứng có độ dẫn nhiệt thấp so với hầu hết các vật liệu cách nhiệt khác hiện có, do đó được sử dụng làm vật liệu giữ nhiệt hoặc cách nhiệt trong môi trường làm lạnh hay trữ lạnh,…PU foam cứng cách nhiệt hiệu quả cho hầu hết các công trình xây dựng, cả trong lĩnh vực xây dựng dân dụng như nhà cửa cũng như trong các công trình đặc biệt.

3. Độ bền của PU Foam

Độ bền Polyurethane Foam trong điều kiện sử dụng: Được dùng trong các điều kiện khắc nghiệt về nhiệt độ (từ – 50ºC đến 150ºC). Có sức mạnh về độ bền, tính đàn hồi và sự dẻo dai. Là vật liệu hữu cơ không chứa giá trị dinh dưỡng do đó nó không thu hút nấm, mối, loại gặm nhấm hoặc côn trùng. Trong phòng thí nghiệm của BASF mô phỏng quá trình gia tốc nhanh chóng đã chứng minh Foam Pu thậm chí sau 80 năm không cho thấy sự suy giảm đáng kể nào.

PU foam có độ bền nén và độ bền biến dạng cao, kết hợp với vật liệu phủ lên bề mặt (mặt nhựa, thép,…) sẽ cho độ bền lớn hơn rất nhiều lần, phù hợp cho từng ứng dụng.

+ Tính năng siêu nhẹ: Là loại vật liệu siêu nhẹ, Foam Polyurethane cho phép giảm đến 49% tải trọng kết cấu và 36% tải trọng khối xây. Sản phẩm biến tính phù hợp với các loại mái phẳng, nghiêng, cong và các kết cấu phức tạp trên mọi chất liệu khác nhau.

4. Khả năng gia công cảu PU Foam

Mút polyurethane có thể sản xuất liên tục hoặc không liên tục trong nhà máy, cũng có thể khuấy trộn thủ công hoặc phun bằng máy. Trên thực tế, chưa có loại vật liệu nào có đặc tính sản xuất linh hoạt như vậy.

PU foam là có thể tạo ra những loại mút từ rất mềm đến mút cứng hoặc bán cứng và dạng đàn hồi.

PU foam có thể tạo ra dạng khối lớn hay đổ vào các khuôn có hình dạng và kích thước khác nhau. Tuỳ theo yêu cầu của người sử dụng mà tạo các loại foam khác nhau.

5. Độ bền khi sử dụng của PU Foam

Mút PU có thể sử dụng trong điều kiện nhiệt độ khắc nghiệt từ -200° C đến +100°C

PU foam hiện nay được ứng dụng khá nhiều trong cuộc sống đặc biệt ứng dụng trong nghành công nghiệp và dân dụng.

PU foam được ứng ụng sản xuất: mút xốp cứng dùng làm tấm vách ngăn, panel xây dựng, buồng bảo ôn; nội thất. Mút xốp mềm làm đệm giường, sofa, yên xe đạp, xe máy, tay nắm, đồ chơi…

6. PU Foam chống cháy, không bám lửa:

Giống như tất cả vật liệu gốc hữu cơ khác, mút PU cứng cũng dễ cháy tuy nhiên khả năng và tốc độ cháy có thể điều chỉnh để phù hợp cho từng ứng dụng trong xây dựng. Ví dụ, khả năng cháy của panel có thể giảm đáng kể bằng các vật liệu phủ bề mặt như tôn, thép,…

7. Khả năng chống thấm của PU Foam

Foam Polyurethane là dạng nguyên liệu Polyme 02 thành phần. Khi phản ứng hóa học sẽ hình thành xốp ô kín và đáp ứng yếu tố không tan trong nước hay kháng hầu hết với các loại hóa chất (loại trừ axit). Tỷ suất bịt lấp bề mặt tự đóng kín là 100%, tỷ suất hút nước < 0,1% và cách ly được hơi nước qua đó giúp Foam Polyurethane có khả năng chống thấm hoàn hảo.

Để đạt được hiệu quả cao trong thi công cách âm cần phải lựa chọn đúng giải pháp đúng loại vật liệu. Pu foam loại vật liệu đã và đang được sử dụng ngày càng cho thấy chất lượng và hiệu quả mà loại vật liệu này đem lại. Các chủ đầu tư - các nhà thiết kế ngày càng tin và sử dụng loại vật liệu này cho các công trình. Bạn cần tìm hiểu cần tư vấn về foam cách âm hãy liên hệ với chúng tôi. 0973 68 2662