Hướng dẫn thi công cách âm phòng karaoke

Để phòng karaoke cách âm đúng tiêu chuẩn và đạt được hiệu quả sử dụng cao nhất. Bạn cần phải nắm vững những nguyên tắc cơ bản trong cách âm và những hạng mục cách âm bắt buộc phải thực hiện như: Trần, vách, cửa. Những hạng mục này nếu thi công đúng kỹ thuật, đảm bảo yếu tố thẩm mỹ sẽ làm cho phòng karaoke của bạn trở nên đẹp, sang trọng và chất lượng tuyệt vời. Sau đây, chúng tôi sẽ gửi tới các bạn nội dung hướng dẫn thi công cách âm phòng karaoke đạt chuẩn.

1. Hướng dẫn thi công cách âm phòng karaoke đối với trần phòng

          Đối với hạng mục trần phòng karaoke, đầu tiên bạn cần định lượng chiều cao phòng sao cho phù hợp với không gian phòng karaoke của bạn. Thông thường chiều cao từ 2,7m đến 3m. Nếu như mặc định phòng nhỏ hơn 25m2 thì chiều cao nên để 2,7m để cảm giác không gian phòng karaoke rộng hơn.

          Tiếp theo, bạn nên dựng khung sắt hộp ngang trần (sắt hộp mạ kẽm 1,3 mm, sắt hộp 3x5cm); thông thường khoảng cách giữa các thanh sắt khoảng 60cm. Sau khi dựng xong trần và vách, bước tiếp theo là đóng vật liệu cách âm. Đầu tiên nên đóng cao su lưu hóa sát trần, sau đó bơm Foam vào các chỗ tiếp giáp giữa trần và vách, bơm kín vào các lỗ có khả năng thoát âm.

          Ngoài ra, khi thi công cách âm trần, bạn cũng nên gia cố thêm 1 lớp xốp chống cháy PE. Không nên dùng xốp thông thường không chống cháy vì sau này rất nguy hiểm nếu không may gặp sự cố hỏa hoạn. Vật liệu tiếp theo đó là Bông khoáng (vật liệu dạng bông thủy tinh), có tác dụng thẩm thấu âm thanh, làm cho âm thanh không bị dội lại phòng và bị triệt tiêu. Nên sử dụng bông khoáng loại từ 80kg/m3 đến 100kg/m3.

                Để cách âm trần hiệu quả bạn nên thêm một lớp Túi khí, nó có tác dụng hỗ trợ chống âm, chống bụi khí bay ngược vào phòng hát…Lớp cuối cùng trong cách âm trần sát với lớp túi khí là ván ép có độ dày khoảng 10mm.

          2. Hướng dẫn thi công cách âm phòng karaoke đối với vách phòng

          Vách phòng karaoke nếu cách âm tốt sẽ tránh được những tạp âm vang vọng không cần thiết và làm cho âm thanh trong phòng trở nên hay và sống động hơn. Cũng giống như cách làm khung xương sắt như trần karaoke ở trên. Tuy nhiên hệ thống khung sắt mạ kẽm nên hàn cách tường phòng từ 5cm đến 8cm. Nếu phòng rộng, có thể hàn rộng ra từ 8cm đến 10cm, để tối ưu việc cách âm.

          Đầu tiên bạn cần bơm Foam vào chỗ tiếp giáp giữa vách và nền, vách và trần, để đảm bảo việc cách âm bạn cần bơm kín nhất có thể. Tiếp theo là hạng mục đóng cao su non lưu hóa độ dày ít nhất là 10mm, chú ý đóng gấp mép để đảm bảo kín vách tuyệt đối. Cũng như trần bạn cũng nên dùng xốp chống cháy để và khoảng giữa của vách, giúp tăng khả năng thẩm thấu âm thanh và giúp tiêu âm tốt hơn. Ở công đoạn này, bạn cũng có thể sử dụng tới miếng dán cách âm phòng karaoke để việc cách âm vách được hiệu quả.

          Kế đến, bạn cũng phải sử dụng vật liệu tiếp theo đó là Bông khoáng được ốp sát vào xốp tỷ trọng tối thiểu 50kg/m3. Lưu ý không nên sử dụng bông thủy tinh truyền thống, vì khả năng cách âm không cao. Vật liệu tiếp theo là mút chống cháy (mút tấm), mút thường được gia cố sát Bông khoáng để hỗ trợ cách âm lẫn tiêu âm trong vách. Thông thường, nên dùng loại tối thiểu là 3cm.

          Cũng như làm cách âm trần, nên sử dụng túi khí cho lớp tiếp theo. Cuối cùng là lớp gỗ ép có độ dày ít nhất từ 12 mm trở lên. Lưu ý, những vật liệu cách âm chúng tôi nêu ở bài viết này là những vật liệu dễ tìm thấy, có thể giúp bạn cách âm phòng karaoke giá rẻ, chi phí thấp.

          3. Hướng dẫn thi công cách âm phòng karaoke đối với cửa phòng

          Khi thi công cách âm phòng karaoke kinh doanh hay tự làm phòng cách âm tại nhà. Để không bị lọt âm thanh ra bên ngoài, gây ồn ào ảnh hưởng đến chất lượng ca hát, bạn cần xử lý tốt hạng mục cách âm cửa phòng karaoke. Muốn tối ưu công năng và khả năng cách âm của cửa phòng thì ngay trong thiết kế từ ban đầu bạn nên đầu tư và lựa chọn cửa chất lượng cao chuyên về cách âm. Cửa cách âm, kính hút chân không của các thương hiệu, như:  Eurowindow, star… Hoặc là bạn sử dụng cửa có kết cấu bằng thép hộp, được bơm Foam và sử dụng các loại vật liệu cách âm trong lõi, vừa tăng độ bền lại tăng khả năng chống ồn hiệu quả.

          Lưu ý, bất kỳ loại cửa nào bạn sử dụng cho phòng karaoke, để tối ưu hóa khả năng chống ồn và cách âm hiệu quả, bạn nên đi thêm 1 lớp gioăng cao su chạy quanh cửa để đảm bảo cho âm thanh không thoát ra ngoài và dội ngược vào trong.

          Hy vọng, với những chia sẻ và hướng dẫn thi công cách âm phòng Karaoke nêu trên sẽ là tài liệu hữu ích giúp bạn thiết kế và thi công cách âm phòng karaoke hiệu quả và đạt được kỳ vọng là xây dựng được phòng karaoke chất lượng vượt trội, đẳng cấp và sang trọng./