Tham khảo - Cách chuẩn bị hồ sơ PCCC quán karaoke để được duyệt nhanh nhất - AZKTV

Với việc chuẩn bị giấy tờ cần thiết để làm thủ tục nộp hồ sơ xin cấp phép PCCC thì Anh Chị cần chú ý hồ sơ đầy đủ sẽ không phải làm lại hoặc bị trả về gây mất thời gian chờ đợi. AZKTV xin chia sẻ thông tin để anh chị có thể nắm được nội dùng của hồ sơ cần chuẩn bị những gì để nộp đúng và đầy đủ. 

Để tiết kiệm thời gian và tránh những phiền hà trong quá trình xin cấp phép PCCC, bạn cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và chính xác theo quy định. Dưới đây, AZKTV xin chia sẻ chi tiết về các loại giấy tờ cần thiết cho từng loại hình cơ sở:

GIẤY TỜ CẦN CHUẨN BỊ CHO HỒ SƠ XIN CẤP PHÉP PCCC CHO QUÁN KARAOKE

Giấy phép phòng cháy chữa cháy (hay Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy) là tài liệu pháp lý chứng minh đối tượng được cấp đã đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật.

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm cho các đơn vị cách làm hồ sơ phòng cháy chữa cháy mới nhất và những thông tin hữu ích về loại giấy phép này.

1. Giấy tờ chung:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn PCCC: Theo mẫu do Bộ Công an quy định.
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Còn hiệu lực.
  • Giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ đỏ, sổ hồng,...
  • Bản vẽ mặt bằng cơ sở: Tỷ lệ 1/50 hoặc 1/100 thể hiện đầy đủ các hạng mục công trình, hệ thống PCCC, lối thoát hiểm,...

THỦ TỤC ĐỂ ĐƯỢC CẤP PHÉP PCCC QUÁN KARAOKE - 63 TỈNH THÀNH

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HỒ SƠ THỦ TỤC XIN PHÉP PCCC QUÁN KARAOKE

Theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 66/2014/TT-BCA, quy định hồ sơ quản lý về PCCC của cơ sở do người đứng đầu cơ sở lập và lưu giữ gồm:

a) Quy định, nội quy, quy trình, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về phòng cháy và chữa cháy

b) Hồ sơ thiết kế, văn bản thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu phòng cháy chữa cháy (nếu có); văn bản thông báo về việc bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy (nếu có);

c) Sơ đồ bố trí công nghệ, hệ thống kỹ thuật, vật tư có nguy hiểm về cháy, nổ của cơ sở; sơ đồ bố trí khu vực nhiều nhà dễ cháy; vị trí nguồn nước chữa cháy của khu dân cư;

d) Quyết định thành lập đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;

đ) Phương án chữa cháy của cơ sở đã được phê duyệt; phương án chữa cháy của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; báo cáo kết quả tổ chức thực tập phương án chữa cháy;

e) Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy; văn bản đề xuất, kiến nghị về công tác phòng cháy và chữa cháy; biên bản vi phạm và quyết định xử lý vi phạm hành chính về phòng cháy và chữa cháy (nếu có)

g) Sổ theo dõi công tác tuyên truyền, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và hoạt động của đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành; sổ theo dõi phương tiện phòng cháy và chữa cháy;

h) Thống kê, báo cáo về phòng cháy và chữa cháy; hồ sơ vụ cháy, nổ (nếu có).

Trong trường hợp nếu cơ sở của bạn không thuộc diện phải thiết kế, thẩm duyệt, nghiệm thu theo quy định tại Phụ lục IV của Nghị định này thì hồ sơ quản lý về PCCC đơn giản hơn, bao gồm:

  • Nội quy tiêu lệnh PCCC, Nội quy sử dụng điện,
  • Quyết định thành lập lực lượng PCCC tại cơ sở;
  • Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về PCCC;
  • Phương án chữa cháy của cơ sở;
  • Bảng thống kê các phương tiện chữa cháy tại cơ sở;
  • Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

Trong đó, quan trọng nhất là Phương án chữa cháy cơ sở, phải được xây dựng theo đúng quy định thì mới được cơ quan Cảnh sát PCCC chấp nhận. Phương án chữa cháy của cơ sở phải được lập theo biểu mẫu PC11 Ban hành theo Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 và theo hướng dẫn cụ thể của Bộ Công an.

Nếu cơ sở của bạn không thuộc diện phải thiết kế, thẩm duyệt, nghiệm thu theo quy định tại Phụ lục IV của Nghị định này thì hồ sơ quản lý về PCCC đơn giản hơn, bao gồm:

  • Nội quy PCCC, Nội quy sử dụng điện,
  • Quyết định thành lập lực lượng PCCC tại cơ sở;
  • Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về PCCC của nhân viên;
  • Phương án chữa cháy của cơ sở;
  • Bảng thống kê các phương tiện chữa cháy tại cơ sở;

 

  [➡]  Sau khi soạn xong hồ sơ và  trang bị thiết bị PCCC thực tế –> Nộp hố sơ đến CS PCCC để được kiểm tra và cấp Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

Trong đó, quan trọng nhất là Phương án chữa cháy của cơ sở, phải được xây dựng theo đúng quy định thì mới được cơ quan Cảnh sát PCCC chấp nhận. Phương án chữa cháy của cơ sở phải được lập theo biểu mẫu PC11 Ban hành theo Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ Công an.

Phương án chữa cháy phải đảm bảo các yêu cầu và nội dung cơ bản sau

Nêu được tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy nổ, độc và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy
Đề ra tình huống cháy phức tạp nhất và một số tình huống cháy đặc trưng khác có thể xảy ra, khả năng phát triển của đám cháy theo các mức độ khác nhau
Đề ra kế hoạch huy động, sử dụng lực lượng, phương tiện, tổ chức chỉ huy, biện pháp kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy và các công việc phục vụ chữa cháy phù hợp với từng giai đoạn của tình huống cháy.



- Luật PCCC cần biết để kinh doanh hiệu quả

- Thông tư 06-BCA về quy định điều kiện PCCC