Thủ thuật thi công cách âm phòng karaoke gia đình

Trong cuộc sống hiện nay, khái niệm ô nhiễm tiếng ồn không quá xa lạ đối với nhiều người, đặc biệt là âm thanh phát ra từ karaoke ở các gia đình cạnh bên. Do đó, để việc ca hát giải trí không bị gián đoạn, ảnh hưởng tới người khác thì việc đầu tiên khi bạn thiết kế, xây dựng phòng karaoke gia đình cần phải làm đó là “cách âm thật tốt”. Sau đây là một số thủ thuật giúp bạn thi công cách âm phòng karaoke gia đình vô cùng hiệu quả.

1. Những nguyên tắc cơ bản của âm thanh

Thông thường âm thanh được truyền đi dưới dạng sóng (sóng dọc, sóng ngang); sóng được hình thành do các dao động của các phần tử trong môi trường mà chúng đi qua; là dạng năng lượng cơ học truyền đến tai giúp chúng ta nghe thấy được.

Tần số âm thanh truyền mà tai người có thể nghe thấy được dao động 20Hz đến 20kHz. Trong khoảng đó, tai người nghe tốt nhất cường độ từ 30dB đến 70dB. Hiện nay, các âm thanh trang bị trong phòng karaoke gia đình đơn giản thường có công suất rất lớn, với cường độ âm thanh khoảng từ 80dB đến 90dB. Vì vậy, nếu không làm tốt việc cách âm thì sẽ là thảm họa đối với các gia đình hàng xóm, khi phải gánh chịu âm thanh không hề mong muốn và vượt ngưỡng sức chịu.

          Thực tế âm thanh truyền kém nhất trong môi trường chân không (khí) nên khi thi công cách âm phòng karaoke gia đình nên dùng các vật liệu tối ưu như: thạch cao, sợi thủy tinh, màn cửa, sơn khử âm thanh, cửa sổ cách âm, tấm xốp cách âm, mút tiêu âm, lớp lót sàn, phun foam PU cách âm…

          2. Các hạng mục chính cần thiết khi thi công cách âm phòng karaoke gia đình

          2.1. Cách âm cửa phòng

          Cửa phòng là nơi hay đi ra vào và dễ tạo nên tiếng ồn đột ngột, cho nên bạn cần xử lý tốt để đảm bảo tính thẩm mỹ và hạn chế tối đa sóng âm thanh truyền qua và hấp thụ âm thanh vọng ngược. Để cách âm cửa phòng, bạn cần sử dụng các dải cao su gắn chặt vào các cạnh để giảm tiếng ồn. Ngoài ra bạn có thể sử dụng các loại cửa cách âm chống cháy,  những loại cửa này đã có chứa sẵn các vật liệu cách âm như sợi bông thủy tinh, foam cách nhiệt…

          2.2. Cách âm cửa sổ

          Thông thường phòng karaoke gia đình không nhất thiết phải làm cửa sổ. Nhưng nếu bạn tận dụng các phòng khác để làm phòng karaoke thì khó tránh được việc cửa sổ có sẵn. Do đó, để tránh tiếng ồn và âm thanh phát ra ngoài, bạn nên dùng rèm cách âm, cách nhiệt polyester loại dày, kính cách âm phòng karaoke để giúp hấp thụ đáng kể âm thanh phát ra từ loa và micro.

          2.3. Cách âm vách tường

          Thông thường tường phòng karaoke gia đình sẽ dày hơn tường bình thường trong nhà bạn. Với lớp tường dày hiệu quả cách âm sẽ tốt hơn rất nhiều so với lớp tường mỏng. Vách tường phòng karaoke gia đình nên dùng miếng dán cách âm phòng karaoke bằng xốp để giúp hấp thụ tiếng ồn và giảm sự vang vọng của âm thanh. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng vách tiêu âm bằng gỗ để hấp thụ âm thanh tốt, giảm tiếng ồn và tăng tính thẩm mỹ cho căn phòng của bạn.

          2.4. Cách âm trần nhà

          Một hạng mục mà bạn cần phải quan tâm khi thi công cách âm phòng karaoke gia đình, đó là “cách âm trần nhà”; để hiệu quả bận nên dùng  gỗ hoặc thạch cao để thi công. Trong phần rỗng của trần nhà nên sử dụng thêm mút tiêu âm miếng xốp, bông thủy tinh, cao su non, túi khí,… Bên cạnh đó, để tiêu âm trần nhà bạn nên xây trần nhà theo hình cong, có thiết kế lồi lõm, góc cạnh…, để giảm được hiện tượng phản xạ âm thanh. Ngoài ra, có thể làm trần thả nổi các tấm mút để âm thanh suy giảm bớt.

          2.5. Cách âm sàn nhà

          So với các hạng mục cần cách âm trong phòng karaoke gia đình, sàn nhà là hạng mục dễ thi công và xử lý nhất. Để cách âm sàn nhà, giảm chấn động cho các tầng khác trong nhà hoặc giảm độ rung, vọng, tăng tính thẩm mỹ. Bạn nên dùng thảm sàn có độ dày cao, thông thường từ 5cm trở lên. Bên cạnh một số thảm trải sàn bằng chất liệu vải tổng hợp, bạn nên sử dụng thảm sàn làm bằng cây gỗ bần để tăng khả năng chống cháy, thoát ẩm và cách âm tuyệt vời.

          2.6. Sắp xếp nội thất trong phòng

          Để giảm bớt âm thanh vang vọng, gây ồn tăng tính thẩm mỹ, tiện dụng cần phải quan tâm đến việc sắp xếp nội thất trong phòng karaoke. Bạn nên kê thêm các vật dụng vào trong phòng karaoke gia đình như: kệ sách, tủ rượu, hay bộ ghế sofa có mút dày, cây cảnh… , chính những vật dụng này sẽ giúp không gian phòng hát nhà bạn sang trọng, sinh động và tăng khả năng chống ồn tối ưu.

          Trên đây là một số thủ thuật giúp bạn thi công cách âm phòng hát karaoke gia đình đạt hiệu quả nhất. Nếu bạn nắm bắt và tận dụng tốt những gợi ý nêu trên, chắc chắn bạn đã có trong tay một phòng karaoke cách âm tuyệt vời. Có thể đáp ứng được niềm đam mê âm nhạc của bạn mà không làm phiền đến những người xung quanh. Chúc bạn thành công.